top of page

tư liệu (tiếp tục bổ sung, cập nhật) 

Ngân hàng đầu tiên của người Việt Nam 

Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 hầu hết các công ty, tổ chức lớn trong nền kinh tế Việt Nam là của người Pháp, người Hoa. Do vậy, vị trí của người Việt kém hơn hẳn. Khởi đầu thế kỷ 20, một số doanh nhân Việt Nam đã vận động một phong trào làm ăn của người Việt, gọi là Minh Tân. Từ phong trào này, bên cạnh việc xuất hiện các thương hiệu hàng hóa của người Việt cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của người Pháp, Hoa, Ấn Độ, còn được xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Việt Nam Ngân Hàng (V.N.N.H) ngân hàng đầu tiên của người Việt được thành lập, với hai cổ đông lớn là ông Lê Văn Gồng, ông Trần Trinh Trạch ((25 tháng 8 năm 1872 - 28 tháng 10 năm 1942) hay thường gọi là Hội đồng Trạch, nguyên là thành viên của Hội đồng Tư mật Nam kỳ (Conseil Privé)). 

Ngày 8 tháng 11 năm 1926, một số nhà tư sản, địa chủ nhà báo và trí thức đã họp tại trụ sở của Hội kỹ nghệ và doanh nhân An Nam số 76 rue La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng) để thành lập Việt Nam Ngân Hàng. Tại buổi họp ban đầu, điều lệ do ông Lê Văn Gồng soạn thảo đã được xem xét, bàn luận và chấp thuận. Trong những người sáng lập có các ông: Kỹ sư Lưu Văn Lang; nghị viên hội đồng thành phố Nguyễn Tấn (Tân) Văn; chủ tiệm "Au Tisseur” Nguyễn Khắc Trương; vận động tiếp thị (promoteur de la sociéte) Lê (Nguyễn) Văn Gồng; chủ “Garage Cental” Nguyễn Văn Kiêu; nghiệp chủ Nguyễn Văn Thơm; doanh nhân Cần Thơ Lê Kim Danh;.. ông Lê Văn Gồng sáng lập viên là một người giỏi giao tiếp, lưu loát tiếng Anh, Pháp, được cử làm đại diện. Số vốn ban đầu là 150.000.000 đồng từ 10.000 cổ phần x 15.000 đồng/1 cổ phần. 

Ngày 1 tháng 3 năm 1927, V.N.N.H chính thức mời gọi công chúng mua cổ phần qua tài khoản Ngân hàng Đông Dương với khẩu hiệu "Hãy coi đây là công trình thuộc tất cả mọi người Việt". 

Ngày 24 tháng 8 năm 1927, ở đại hội lần thứ 2, ngân hàng chính thức hoạt động với trụ sở ở số 54 đường Pellerin (nay là đường Pasteur). Lần này qua sự vận động của ông Lê Văn Gồng, ông Trần Trinh Trạch một địa chủ giàu có ở Bạc Liêu đã tham gia góp vốn và vào hội đồng quản trị. Đây là sự tham gia có ý nghĩa vì qua đó triển vọng hoạt động bền vững, lâu dài nhằm đạt được sự tin tưởng của khách hàng. Lúc này, Hội đồng quản trị gồm các ông: Trần Trinh Trạch - chánh hội trưởng tương đương với chủ tịch hội đồng quản trị ngày nay; Nguyễn Văn Tấn (Nguyễn Tấn (Tân) Văn) - Phó Chủ tịch; Nguyễn Văn Của, chủ nhà in, làm quản lý. 

Theo báo cáo hoạt động tính đến tháng 6/1928, sau 10 tháng đầu tiên hoạt động đã lời 18.192 đồng. Tiền ký gửi của khách hàng được lãi 4% và tiền gửi tiết kiệm mỗi năm là 5%. 

Đến đầu năm 1931 thành phần lãnh đạo V.N.N.H gồm các ông: chủ tịch (danh dự) Huỳnh Đức (Đình) Khiêm (chủ đất ở Gò Công); phó chủ tịch (danh dự) Trần Trinh Trạch; chủ tịch Trương Tấn Vị; giám đốc điều hành Lê Văn Gồng .. Slogan "Làm vẻ vang cho xứ sở mình".

Đầu năm 1939, mua lại tòa nhà ở góc đường Charner và Ohier (cạnh Tòa hòa giải) của công ty Pháp Sociéte Marseillaise d’Outre-Mer. Số tiền là 120.000 đồng, trong đó 78.000 đồng mua nhà và đất, 41.500 đồng dùng tu bổ và trang bị lại tòa nhà. Ngân hàng sau đó dời trụ sở từ đường Pellerin đến số 117 đường Charner. Tòa nhà mới này là trụ sở của Công ty An Nam bảo hiểm xe hơi. 

Sau 12 năm hoạt động, dưới sự điều hành của ông Lê Văn Gồng, từ lúc thành lập V.N.N.H đã tăng trưởng hơn 5 lần và có hơn 1 triệu đồng trong tài khoản khách hàng. 

Năm 1942-1943, V.N.N.H không còn 2 trụ cột là ông Trần Trinh Trạch (mất năm 1942) và ông Lê Văn Gồng. Lúc này Nhật Bản đã vào Đông Dương. Hoạt động của V.N.N.H không còn thuận lợi như trước. 

Chưa có tư liệu sau năm 1943. 

---------------

Google Translate (data still be added, updated) 

The first bank of Vietnamese people 

From the end of the 19th century to the beginning of the 20th century, most of the large companies and organizations in the Vietnamese economy were French, Chinese. Therefore, the position of the Vietnamese is much worse. At the beginning of the 20th century, a number of Vietnamese businessmen campaigned for a Vietnamese business movement, called Minh Tan. From this movement, in addition to the appearance of Vietnamese goods brands that compete directly with French, Chinese and Indian goods, they are also exported to countries around the world. Vietnam Bank (V.N.N.H) the first bank of Vietnamese people, with two major shareholders, Mr. Le Van Gong, Mr. Tran Trinh Trach ((August 25 1872 - October 28 1942) or commonly known as the Council Trach, formerly a member of the Conseil Privé (Conseil Privé)) was established. 

On November 8 1926, a number of bourgeois, landowners, journalists and intellectuals met at the headquarters of the Annam Industrial and Business Association at 76 rue La Grandière (now Ly Tu Trong Street) to establish Vietnam Bank. At the initial meeting, the charter of V.N.N.H drafted by Mr. Le Van Gong was reviewed, discussed and approved. Among the founders are Mr. Luu Van Lang engineer; member of the city council Nguyen Tan (Tan) Van; shop owner "Au Tisseur" Nguyen Khac Truong; marketing campaigner (promoteur de la sociéte) Le (Nguyen) Van Gong; owner of "Garage Cental" Nguyen Van Kieu; owner Nguyen Van Thom; businessman Le Kim Danh; .. Mr. Le Van Gong, founder, is a good communicator, fluency in English and French, was appointed as the representative. The initial capital is 150,000,000 dong from 10,000 shares x 15,000 dong/1 share. 

On March 1 1927, V.N.N.H officially invited the public to buy shares through the bank account of Indochina Bank slogan "Consider this a project belonging to all Vietnamese". 

On August 24 1927, at the 2nd congress, the bank officially operated with its headquarters at 54 Pellerin Street (now Pasteur Street). This time through the advocacy of Mr. Le Van Gong, Mr. Tran Trinh Trach a wealthy landowner in Bac Lieu contributed capital and joined the board of directors. This is a meaningful participation because through which the prospect of sustainable and long-term operation is achieved in order to gain the trust of customers. At this time, the Board of Directors consists of Mr. Tran Trinh Trach - the president equivalent to the chairman of the Board of Directors today; Nguyen Van Tan (Nguyen Tan (Tan) Van) - Vice Chairman; Nguyen Van Cua, owner of the printing house, works as a manager. 

According to the company's operation report, up to June 1928, after the first 10 months of operation made a profit of 18,192 dong. Customer's deposit earns 4% interest and annual savings deposit is 5%. 

By the beginning of 1931, the leadership of V.N.N.H included Mr. President (honorary) Huynh Duc (Dinh) Khiem (land owner in Go Cong); vice president (honorary) Tran Trinh Trach; President Truong Tan Vi; CEO Le Van Gong .. Slogan "Glory for our country". 

In early 1939, acquired the building at the corner of Charner and Ohier streets (next to the Court of Conciliation) by the French company Sociéte Marseillaise d'Outre-Mer. The amount is 120,000 dong, of which 78,000 dong to buy house and land, 41,500 dong to use for renovation and re-equipment of the building. The bank then moved its headquarters from Pellerin Street to 117 Charner Street. This new building is the headquarters of the car insurance company An Nam. 

After 12 years of operation, under the management of Mr. Le Van Gong, since its establishment in 1927, V.N.N.H has grown more than 5 times and has more than 1 million dong in customer accounts. 

1942-1943, V.N.N.H no longer had two pillars, Mr. Tran Trinh Trach (died 1942) and Mr. Le Van Gong. At this time, Japan entered Indochina. The operation of V.N.N.H is also not as favorable as before.

No data after 1943. 

V.N.N.H Viet Nam Ngan Hang

0,00$Price

    Related Products

    bottom of page